Xem sinh viên Pháp, Hàn, Nhật (Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQGHN) chia sẻ ấn tượng khi sống và học tập tại Việt Nam, trong đó có cả những bất ngờ những ngày đầu với việc người Việt đi xe máy nhanh, ngồi trà đá, trà chanh vỉa hè...:
Xem sinh viên Lào (Trường Hữu nghị 80 - Đội giành giải Nhất bảng A vòng Sơ khảo khu vực miền Bắc) đọc rap, hát Tiếng Việt:
Phát động từ tháng 8, Cuộc thi “Hùng biện tiếng Việt cho lưu học sinh nước ngoài tại Việt Nam” năm 2023 thu hút nhiều trường đại học, cao đẳng, các cơ sở đào tạo tiếng Việt đang có lưu học sinh nước ngoài học tập. Đã có 65 cơ sở đào tạo trong cả nước, từ 29 tỉnh/thành phố đăng ký tham gia.
Với hình thức thi hùng biện, mỗi đội thi được lựa chọn 2-3 thí sinh hùng biện chính, thời gian trình bày tối đa cho mỗi phần thi là 7 phút. Các thí sinh trình bày phần thi hùng biện của mình bằng tiếng Việt với chủ đề tự chọn, đồng thời có thể sử dụng các hình thức minh họa kèm theo để tăng tính hấp dẫn, thuyết phục cho phần thi.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc cho rằng, Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam đang ngày càng khẳng định được vị thế trên trường quốc tế; ngày càng nhiều người nước ngoài yêu thích và tìm hiểu, theo học. Tiếng Việt cũng đã trở thành một trong những môn ngoại ngữ được giảng dạy tại nhiều cơ sở giáo dục ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Do đó, theo Thứ trưởng Phúc, việc dạy và học tiếng Việt không chỉ là giảng dạy ngôn ngữ, trang bị công cụ tiếp thu kiến thức mà còn là việc quảng bá văn hóa, lan tỏa bản sắc dân tộc và nâng cao năng lực giao tiếp liên văn hóa cho lưu học sinh đang học tại Việt Nam nói riêng, người nước ngoài và những người yêu thích ngôn ngữ, văn hóa Việt Nam nói chung.
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, hiện nay, có khoảng 22.000 lưu học sinh nước ngoài đang học tập tại Việt Nam. Trong 5 năm (2016-2022), Việt Nam có 155 cơ sở giáo dục tiếp nhận, đào tạo hơn 45.000 lưu học sinh nước ngoài đến từ 102 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trung bình, hàng năm có từ 4.000 đến trên 6.000 lưu học sinh được tiếp nhận vào các cơ sở giáo dục của Việt Nam, trong số đó phần lớn các lưu học sinh vào học tiếng Việt/Việt Nam học, các ngành đào tạo bằng tiếng Việt, do đó cần sử dụng tiếng Việt trong cuộc sống và học tập.
Vòng sơ khảo khu vực và Vòng chung kết toàn quốc của cuộc thi được tổ chức theo hình thức thi tập trung. Trong đó, Vòng sơ khảo tổ chức tại 3 cụm thi: Cụm 1 (khu vực miền Bắc), Cụm 2 (khu vực miền Trung), Cụm 3 (khu vực miền Nam).
Cuộc thi bắt đầu với các tiết mục tranh tài của 36 đội thi tại Vòng sơ khảo khu vực miền Bắc được tổ chức ngày 28/10 tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội; Vòng sơ khảo khu vực miền Trung gồm 16 đội thi được tổ chức vào ngày 3/11 tại Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng; Vòng sơ khảo khu vực miền Nam gồm 13 đội thi được tổ chức vào ngày 10/11 tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TPHCM.
Vòng chung kết toàn quốc sẽ diễn ra vào ngày 1/12 tại TP.HCM với sự tham gia của 12 đội thi xuất sắc được lựa chọn từ 3 cụm thi.
" alt=""/>Bất ngờ phần hùng biện Tiếng Việt lưu loát của sinh viên nước ngoàiĐây là thất bại đầu tiên của đội bóng Thổ Nhĩ Kỳ, sau những ồn ào khi ký hợp đồng với Mourinho và chính sách mua sắm ngôi sao.
Sau trận lượt đi vòng sơ loại thứ 3 Champions League 2024-25 thua 1-2 trên đất Pháp, Fenerbahce trở về sân nhà với quyết tâm lội ngược dòng.
Đội bóng của Mourinhogặp nhất nhiều khó khăn trong thế trận chặt chẽ của đại diện Ligue 1, đội trước đó đã bán ngôi sao Leny Yoro cho MU.
Một trong những cơ hội rõ ràng đầu tiên trong trận thuộc về Allan Saint-Maximin, ngôi sao mà Mourinho đưa về, dứt điểm hỏng một cách rất đáng trách.
Thậm chí, nếu không có sự xuất sắc của trung vệ Alexander Djiku khi cản Jonathan David, Lille đã mở tỷ số ngay cuối hiệp 1.
Tâm điểm hiệp 2 không đến từ chuyên môn, mà vì sự cố có thể khiến Fenerbahce phải trả giá đắt.
Chevalier, thủ môn của Lille, bị ném chai và nằm trên sân vài phút. Sanchez Martinez, trọng tài người Tây Ban Nha, cảnh báo BTC sân rằng ông không ngần ngại cho dừng trận đấu.
Khi sự cố được giải quyết, trong cơn tuyệt vọng Mourinho tung thêm một loạt tiền đạo vào sân để tấn công.
Sau nhiều nỗ lực, Fenerbahce có bàn thắng mở tỷ số trong phút bù giờ. Áp lực của đội chủ nhà khiến Bafode Diakite phản lưới.
Trận đấu bước vào hiệp phụ và đội quân của Mourinho có lợi thế hơn người, khi Mandy nhận thẻ đỏ trực tiếp.
Thế nhưng, tình huống để bóng chạm tay trong vòng cấm của Jayden Oosterwolde, có vẻ như là quyết định hơi nặng, khiến Lille được hưởng phạt đền.
Jonathan David sút chính xác quả phạt 11 m ở phút 118, mang về kết quả hòa 1-1 và chiến thắng chung cuộc 3-2 cho Lille. Với kết quả này, đội bóng Pháp vào vòng play-off tranh vé vòng bảng.
Bà Lan Thanh sẽ thay người tiền nhiệm là ông Ngô Sỹ Thủy - nghỉ hưu theo chế độ.
Trước khi giữ cương vị hiệu trưởng, bà Cao Thị Lan Thanh là Phó Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu từ tháng 4/2019.
Bà Cao Thị Lan Thanh sinh năm 1974, cũng là cựu học sinh chuyên Vật lý của Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu.
Bà cũng có thời gian dài giảng dạy bộ môn Toán - Tin tại trường; thường xuyên tham gia công tác bồi dưỡng, đào tạo học sinh giỏi và có nhiều học trò đạt giải quốc gia, quốc tế.
Như vậy, hiện nay, ngoài tân Hiệu trưởng Cao Thị Lan Thanh, Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) có 2 phó hiệu trưởng là ông Trần Văn Nga và bà Nguyễn Thị Giang Chi.
Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) là một trong số những trường chuyên thuộc top đầu của cả nước, nhiều năm liền đạt thành tích cao, đào tạo ra nhiều thế hệ học sinh giỏi cho đất nước.
Trương Văn Quốc Bảo (học sinh lớp 11A2, Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An) là 1 trong 2 học sinh của Việt Nam giành được huy chương Vàng tại kỳ thi Olympic Tin học Châu Á năm 2021 vừa diễn ra.
" alt=""/>Bà Cao Lan Thanh làm hiệu trưởng Trường THPT chuyên Phan Bội Châu